Bệnh đái tháo đường (tiểu đường) những điều cần biết

Bệnh đái tháo đường (tiểu đường) những điều cần biết

Bệnh đái tháo đường (tiểu đường) được coi là căn bệnh thời đại vì càng nhiều người mắc bệnh và có dấu hiệu trẻ hóa. Bệnh được xem như kẻ giết người thầm lặng vì giai đoạn đầu có rất ít hoặc không có triệu chứng bộc lộ. Người bệnh chỉ biết bệnh khi vô tình làm xét nghiệm hoặc khi các biến chứng đã trở nặng. Nếu không được phát hiện sớm hoặc điều trị chậm trễ, bệnh có thể dẫn đến biến chứng ở tim, mắt, thận, não… Vì thế mỗi người cần tự trang bị kiến thức về bệnh đái tháo đường để từ đó tự chủ động phòng ngừa, chữa trị, và điều trị hợp lý kịp thời.

Các nguyên nhân bệnh đái tháo đường

  • Do di truyền: nếu trong gia đình có bố, mẹ bị mắc bệnh thì con cái sinh ra có nguy cơ mắc phải căn bệnh này khá cao;
  • Do béo phì, ít vận động, môi trường, thực phẩm, chế độ ăn;
  • Thứ phát sau các bệnh lý về tụy, gan, bệnh nội tiết, thuốc…

Các triệu chứng lâm sàng:

– Ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy, sút cân.

– Có trường hợp không có triệu chứng lâm sàng rõ ràng, chỉ phát hiện tăng đường máu do xét nghiệm máu tình cờ hoặc do kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Tiêu chuẩn chẩn đoán:

Các yếu tố nguy cơ:
– BMI ≥ 23 (BMI là Chỉ số khối cơ thể = [Cân nặng tính bằng kg/(Chiều cao tính bằng m)2]);

– Huyết áp ≥ 130/85 mmHg;

– Trong gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường (bố, mẹ, anh chị em ruột, con ruột);

– Tiền sử được chẩn đoán hội chứng chuyển hóa, tiền đái tháo đường;

– Phụ nữ có tiền sử thai sản đặc biệt (đái tháo đường thai kỳ, sinh con to trên 3,6kg, sảy thai tự nhiên nhiều lần, thai chết lưu);

– Người có rối loạn lipid máu (rối loạn mỡ máu).

Chẩn đoán tiền đái tháo đường:
– Nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống (IGT): đường máu từ 7.8 – 11mmol/L (140 – 199mg/L).

– Đường máu lúc đói: đường máu từ 6,1 – 6,9mmol/L (110 – 125mg/L).

Chẩn đoán xác định dựa vào 1 trong 3 tiêu chí:

– Đường máu lúc đói: ≥ 7mmol/L (126mg/L);

– Đường máu ≥ 11.1mmol/L (200mg/L) thời điểm 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống.

– Có triệu chứng đái tháo đường lâm sàng, đường máu bất kỳ ≥ 11.1mmol/L (200mg/L).

Điều trị

– Theo dõi thường xuyên lượng đường trong máu;

– Chế độ ăn phù hợp, cân đối;

– Thường xuyên tập thể dục;

– Thuốc hạ đường máu hoặc insulin trị liệu (tuân theo chỉ định của bác sĩ).

Chế độ ăn

– Hạn chế ăn tinh bột để tránh tăng đường máu.

– Ăn nhiều rau (khoảng 300 – 500g/ngày) và trái cây (loại ít ngọt) vì có nhiều chất xơ giúp hạn chế hấp thu đường, kích thích hoạt động của ruột giúp tiêu hóa thức ăn khác, bổ sung vitamin cho cơ thể, chống táo bón…

– Nên ăn vừa phải đạm để giảm tiến triển các bệnh thận, nhất là bệnh nhân có suy thận.

– Chia nhỏ các bữa ăn thành 4 – 6 bữa/ngày, không ăn quá nhiều trong 1 bữa.

– Nên ăn thêm bữa tối để tránh hạ đường máu ban đêm, nhất là các bệnh nhân đang điều trị insulin.

– Không nên uống rượu bia vì ức chế tân tạo đường, dễ dẫn đến hạ đường máu.

– Ăn nhạt khi có tăng huyết áp.

Tập luyện

– Là biện pháp hỗ trợ, làm giảm cân nặng, giảm mỡ máu, hạn chế tăng huyết áp, cải thiện tình trạng tim mạch, có tác dụng hỗ trợ cho việc ổn định đường máu.

– Tập luyện thể dục hàng ngày với các biện pháp nhẹ nhàng như đi bộ, bơi, dưỡng sinh, yoga, đạp xe… Không nên luyện tập những môn thể thao nặng, quá sức.

Để đảm bảo an tâm cho quá trình điều trị, hãy dành nhiều thời gian hơn cho sức khỏe ngay từ bây giờ với các gói bảo hiểm nhân thọ của Dai-ichi Việt Nam. Liên hệ đại lý, cơ sở Dai-ichi gần nhất để được tư vấn, chia sẻ về những lo lắng của bạn.

Bác sĩ Bùi Duy Thanh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *